Quy định vệ sinh phòng khám tại khu vực đặc biệt như thế nào?

Phòng khám là một môi trường khá đặc biệt. Tuy có phạm vi hoạt động và số lượng bệnh nhân nhỏ hơn so với các bệnh viện. Nhưng vấn đề vệ sinh phòng khám cũng chiếm phần quan trọng như nhau. Vì công việc này có mối liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Tại mỗi phòng khám đều có những yêu cầu về làm sạch phù hợp với từng khu vực chuyên biệt. Để thực hiện tốt điều đó, đòi hỏi nhân viên vệ sinh cần phải tuân thủ theo các quy định vệ sinh phòng khám hiện có. Vậy những quy định này là gì? Cùng tham khảo ngay những thông tin bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất bạn nhe!

Quy định vệ sinh phòng khám tại khu vực đặc biệt là gì?

Có thể hiểu đơn giản như sau: quy dinh ve sinh phong kham tại các khu vực đặc biệt là những quy tắc được đề ra bắt buộc nhân viên vệ sinh phải tuân thủ và làm theo. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc cũng như mang lại hiệu quả vệ sinh tốt nhất. Đối với các khu vực đặc biệt tại phòng khám luôn là những nơi có tính lây nhiễm hoặc yêu cầu vô khuẩn cao. Yêu cầu công tác vệ sinh cần phải được thực hiện theo các quy định đặc biệt tương ứng. 

Quy định vệ sinh phòng khám là điều kiện tiên quyết bắt buộc các nhân viên vệ sinh cần phải tuyệt đối tuân thủ và chấp hành. Nghiêm cấm các hành vi là sai trái, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Những quy định vệ sinh phòng khám tại khu vực đặc biệt mà bạn nên lưu ý

1. Tại khu phẫu thuật

Khu phẫu thuật là khu vực đặc biệt. Vì thế, các quy định vệ sinh phòng khám trong khu vực này rất khắt khe và chi tiết. Cụ thể:

  • Chuẩn bị phương tiện phòng hộ cá nhân: Nhân viên vệ sinh phải có phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp với từng khu vực cần được làm sạch như: Quần áo riêng, mũ trùm một lần, khẩu trang y tế, dép riêng cho khu phẫu thuật… Các phương tiện cá nhân dùng một lần sẽ được loại bỏ sau khi kết thúc quá trình làm vệ sinh.
  • Chuẩn bị phương tiện làm sạch: Phương tiện làm sạch cho khu vực phẫu thuật, buồng hậu phẫu, khu hành chính và khu nhà vệ sinh phải được tách biệt riêng. Không sử dụng chéo phương tiện làm sạch giữa các khu vực. 
  • Hóa chất làm sạch/khử khuẩn: Việc sử dụng hóa chất phải tuân thủ đúng nồng độ pha chế và hướng dẫn sử dụng của phòng khám. Trên hết là phải sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng để làm sạch. Đảm bảo đạt chuẩn chất lượng và dược Bộ Y tế cấp phép.
Đối với phòng phẫu thuật, việc thực hiện đúng theo quy định vệ sinh là hết sức quan trọng và cần thiết.
  • Tần suất làm sạch/khử khuẩn: Quy định vệ sinh phòng khám cần tuân thủ tần suất làm sạch cho từng phòng riêng biệt:

– Bề mặt tại buồng phẫu thuật: Cần vệ sinh trước ca mổ đầu tiên, giữa 2 ca phẫu thuật, sau ca phẫu thuật cuối cùng.

– Bề mặt ngoài buồng phẫu thuật: Buồng hành chính, buồng nhân viên, buồng hậu phẫu, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh,… Và các bề mặt sàn nhà, thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Tất cả cần được làm sạch 2 lần/ ngày và ngay khi bị bẩn.

– Bề mặt các vị trí: Như cửa ra vào, cửa sổ, kho, tủ lạnh, tủ hấp, tủ sấy, máy làm đá khu vực để dụng cụ sạch… Điều cần được làm sạch hàng tuần.

– Bề mặt của các thiết bị: Trần nhà, quạt thông gió, tường trên cao, hệ thống thông khí, điều hòa nhiệt độ… Cần được làm sạch hàng tháng.

– Quản lý chất thải: Đối với các loại chất thải từ khu phẫu thuật phải được thu gom đúng nơi. Sau đó, phân loại theo quy định và xử lý theo tiêu chuẩn riêng. Tuyệt đối không được tự ý tiêu thụ, sử dụng các loại rác thải Y tế.

Rác thải y tế cần được phân loại kỹ lưỡng trước khi tiến hành xử lý.

2. Tại khu cách ly

Vệ sinh phòng khám chuyên nghiệp tại khu cách ly bao gồm những quy định sau:

  • Chuẩn bị phương tiện phòng hộ cá nhân: Người làm sạch cần được chuẩn bị phương tiện phòng hộ cá nhân riêng bao gồm: Quần áo, mũ, khẩu trang, dép… theo đúng tiêu chuẩn của khu vực cách ly. Các phương tiện phòng hộ cá nhân sau khi sử dụng cần được loại bỏ và thu gom theo đúng quy định.
  • Dụng cụ làm sạch: Các dụng cụ làm sạch của khu vực này tuyệt đối không được sử dụng để làm sạch cho các bề mặt khác ngoài khu vực cách ly.
  • Hóa chất làm sạch: Việc sử dụng hóa chất phải tuân thủ đúng nồng độ pha chế và hướng dẫn sử dụng của phòng khám. Trên hết là phải sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng để làm sạch. Đảm bảo đạt chuẩn chất lượng và dược Bộ Y tế cấp phép.
  • Kỹ thuật làm sạch: Đây là quy định vệ sinh phòng khám quan trọng. Việc phân loại rõ từng khu vực sẽ giúp hoàn thiện kỹ thuật làm sạch.
    • Các màn ngăn cách giường bệnh, cửa sổ hoặc màn ngăn giữa các vòi hoa sen cần được loại bỏ trước khi làm sạch.
    • Các vật dụng như xà phòng tắm, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh, bàn chải cọ rửa khu vệ sinh… cần được kiểm tra và bổ sung thường xuyên.
    • Đóng kín cửa buồng cách ly trong quá trình làm vệ sinh.
    • Các thiết bị, vật dụng trong phòng cách ly trước khi được xử lý lại hoặc loại bỏ cần phải được khử nhiễm.
    • Khử khuẩn mọi vật dụng, thiết bị trước khi di chuyển ra khỏi khu vực cách ly.
  • Tần suất làm sạch: 

    • Bề mặt sàn nhà, các loại trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cần được làm sạch 2 lần/ngày và ngay khi bị bẩn.
    • Các loại dép, bốt sử dụng trong khu vực cách ly cần được cọ sạch với xà phòng, làm khô và đặt đúng nơi quy định sau 1 lần/ngày làm việc.
    • Khi người bệnh ra viện hoặc tử vong: Toàn bộ bề mặt trong khu vực cách ly cần được khử khuẩn và làm sạch bằng các loại hóa chất theo đúng quy định.
Vệ sinh tại khu vực khoa lây nhiễm, cách ly là một việc làm cấp bách nhưng cần phải thực hiện theo đúng quy định. Nhằm hạn chế lây nhiễm và tạo môi trường tốt nhất cho người bệnh.

3. Tại phòng thí nghiệm

Các quy định về ve sinh phong kham tại phòng thí nghiệm bao gồm:

  • Trang phục: Trang phục tại phòng thí nghiệm phải được cất giữ riêng. Tránh tiếp xúc với quần áo hàng ngày của nhân viên làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Áo choàng: Với áo choàng mặc trong phòng thí nghiệm thường bị nhiễm nhiều chất ô nhiễm nên phải được khử khuẩn vào cuối ngày. Hoặc khi bị bẩn bởi bệnh phẩm trước khi đem giặt.
  • Rác thải: Các rác thải, chất thải y tế và rác thải bén nhọn phải được thu dọn vào trong thùng hộp chuyên dụng. Các phương tiện vệ sinh như: Xà phòng, khăn giấy, chất chà tay,… Tất cả phải được thay thế bằng các loại có chứa cồn để tăng khả năng kháng khuẩn.

4. Vườn trẻ và các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh

Vườn trẻ và khu chăm sóc trẻ sơ sinh có các vị trí cần đặc biệt lưu ý bao gồm: Các giường cách ly, lồng ấp cho trẻ, nôi của trẻ và dụng cụ trong vùng lân cận liên quan với trẻ sơ sinh.

Quy định bao gồm:

  • Đảm bảo đúng quy trình vệ sinh cho trẻ tại lồng ấp cưng như môi trường xung quanh trẻ sơ sinh.
  • Đảm bảo khu vực bảo quản sữa bao gồm tủ lạnh, tủ đá cần có lịch trình vệ sinh thường xuyên. Tuyệt đối không lưu trữ chung với mẫu thực phẩm, mẫu vật hoặc thuốc khác. 
  • Đảm bảo các hóa chất khử khuẩn sử dụng trong khu vực này không gây mùi, không kích ứng hô hấp. Để đảm bảo an toàn cho các bé sơ sinh.
  • Đảm bảo tần suất kiểm tra làm sạch hoặc thay thế các bộ lọc mỗi 3 tháng/ lần.
Vườn trẻ và khu chăm sóc trẻ sơ sinh tại phòng khám cần đặc biệt lưu ý khi làm vệ sinh.

5. Những khu vực chuyên biệt khác

Những khu vực chuyên biệt như: Khu vực có người nhiễm khuẩn, khu vực có máu, dịch tiết,… Những nơi này cần đặc biệt được lưu ý khi làm vệ sinh để tránh tình trạng lây nhiễm.

Trong quy trình vệ sinh phòng khám tại đây cần phải tuân thủ các quy định:

  • Bắt buộc vệ sinh ngay sau khi có các vết bẩn sinh học (máu, dịch…). Tránh lây lan sang khu vực khô và sạch.
  • Cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ cá nhân như: Găng tay y tế, áo choàng, bảo vệ mặt. Để ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết
  • Sử dụng các dụng cụ như khăn lau 1 lần hoặc thiết bị chuyên biệt để thu dọn và xử lý sự cố tràn dịch sinh học.
  • Các vật liệu thu gom và chứa thải cần được cách ly trong khu vực riêng và xử lý theo đúng quy trình.
  • Quá trình vệ sinh cần được thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận. Nhằm tránh bị bắn tung tóe hoặc ngưng tụ trong quá trình xử lý.
Tuân thủ các quy định về vệ sinh phòng khám sẽ góp phần tạo môi trường xanh – sạch – đẹp. Và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại đây. Cũng như mang đến cho người bệnh không gian tốt nhất cho sức khỏe.

Kết luận:

Tâm Sinh Phú hy vọng rằng với những quy định trên, sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ vệ sinh phòng khám giá rẻ tại đây. Từ đó, có thể sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu vệ sinh của đơn vị mình. Và có những đánh giá tốt nhất về chất lượng phục vụ. Cũng như hiệu quả công việc mà chúng tôi mang lại.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin về dịch vụ vệ sinh công nghiệp tại Tâm Sinh Phú. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline: 096 163 7611; Hoặc để lại lời nhắn vào bình luận bên dưới. Nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại. Và tư vấn miễn phí cho bạn trong thời gian sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn!

YÊU CẦU BÁO GIÁ

————————————————————————————————–

Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ về:

CÔNG TY TNHH TÂM SINH PHÚ

Địa Chỉ: Lầu 9, Tòa nhà Viễn Đông, Số 14 Phan Tôn, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Điện Thoại: 096 163 7611

Fax: 08 3984 9997

Email: tamsinhphu@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat With Me on Zalo