Các quy định về dọn vệ sinh phòng khám luôn được thực hiện đúng chuẩn. Và không được phép lơ là. Đặc biệt là quá trình làm sạch và khử khuẩn môi trường luôn được chú trọng. Bởi những quy định đó sẽ giúp cho hiệu quả làm sạch đạt tối đa. Nhất là đối với môi trường cần vô trùng tuyệt đối như tại phòng khám.
Dưới đây là 6 quy định về dọn vệ sinh phòng khám đạt chuẩn, nhất định bạn phải biết!
Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ dọn vệ sinh phòng khám
Theo quy định vệ sinh phòng khám, bạn nên chuẩn bị các phương tiện và dụng cụ cần thiết, bao gồm: Xe đẩy, giẻ lau, thau, chậu, xô, hóa chất các loại,… Bên cạnh đó, chắc chắn sẽ có sự phối hợp làm sạch giữa các loại máy làm sạch như: Máy lau, máy hút bụi, máy thổi khô, máy xịt rửa,…

Đối với công việc dọn vệ sinh phòng khám chuyên nghiệp. Bạn cần chuẩn bị phương tiện và dụng cụ làm sạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
- Đảm bảo hoạt động của công cụ: Dụng cụ phải sạch, đảm bảo hoạt động tốt, có tính an toàn cao.Tránh sử dụng các công cụ, dụng cụ quá hạn, đặc biệt là hóa chất tẩy rửa.
- Mỗi khu vực có phương tiện làm sạch riêng: Có sự tách biệt giữa các dụng cụ trong từng khu vực riêng. Nhằm đảm bảo yêu cầu vô khuẩn/ khu vực cách ly có tại phòng khám.
- Chuẩn bị giẻ lau: Giẻ lau phải chưa được sử dụng lần nào. Hoặc không dính hóa chất, chất tẩy rửa. Có tính thấm nước cao.
- Kiểm tra trang thiết bị máy móc: Công việc này giúp bạn xem lại các loại máy có hoạt động trơn tru hay không. Tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn.
Hóa chất làm sạch, khử khuẩn phải được đảm bảo an toàn khi sử dụng để vệ sinh phòng khám
Có hai nhóm hóa chất cần chuẩn bị theo các quy định về don ve sinh phong kham:
- Hóa chất dùng cho tẩy rửa: Điển hình của nhóm này là xà phòng hoặc các chất tẩy khác. Nhóm hóa chất này được sử dụng trong làm sạch bề mặt bên ngoài. Ví dụ như sàn nhà thông thường. Và những khu vực không có nhiều nguy cơ ô nhiễm.
- Hóa chất dùng trong khử trùng: Nhóm hóa chất này được dùng chủ yếu trong khử khuẩn các thiết bị y tế. Những vật dụng có nguy cơ cao về ô nhiễm trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, các hóa chất khử khuẩn được kiểm soát chặt chẽ về tính an toàn, Cũng như chỉ được sử dụng những loại có mặt trong danh mục cấp phép của Bộ Y Tế.

Các loại hóa chất đều phải được lưu trữ trong các hộp, can dùng một lần. Có nhãn mác, hạn sử dụng và hướng dẫn rõ ràng. Tuyệt đối không tự ý pha các loại hoá chất lại với nhau. Không được bổ sung hóa chất mới vào những dụng cụ lưu trữ đã quá hạn hoặc đang trong thời gian sử dụng. Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.
Trình tự làm sạch
Trình tự làm sạch phải đảm bảo quy định chung về tránh lây lan nguồn ô nhiễm từ các khu vực nhiều sang ít, cụ thể:
- Khu vực ô nhiễm: Làm sạch từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm ít nhất sang khu vực bị ô nhiễm nhiều.
- Bề mặt tiếp xúc: Làm sạch từ bề mặt ít có sự tiếp xúc tời bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
- Bề mặt cao, thấp: Làm sạch từ bề mặt cao xuống thấp, từ bên trong ra bên ngoài.
Tìm hiểu về Nguyên tắc thực hiện vệ sinh phòng khám đúng chuẩn

Kỹ thuật làm sạch
-
Quy định về trình tự:
Để tiến hành ve sinh phong kham. Nhân viên thực hiện cần làm sạch các rác bẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường trước. Sau đó, dùng hóa chất để làm sạch hoặc khử khuẩn tùy theo đặc trưng và yêu cầu của từng khu vực.
-
Quy định về thiết bị bảo vệ:
Không dùng tay trần để thu dọn các rác thải. Đặc biệt là các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương và lây nhiễm mầm bệnh. Đối với các rác thải loại này cần được thu gom và lưu trữ tại những vật dụng chắc chắn.
-
Quy định về hạn khuếch tán nguồn ô nhiễm:
Nhân viên không sử dụng chổi tại phòng bệnh, văn phòng. Và không bật quạt trong quá trình loại bỏ bụi bẩn trước khi lau.
-
Quy định về giẻ lau:
Nên lựa chọn loại khăn lau dùng một lần. Nếu dùng lại thì khăn lau cần được giặt sạch lại. Tuyệt đối không nhúng khăn bẩn vào dung dịch làm sạch hoặc khử khuẩn. Giẻ lau của từng khu vực cần được tách biệt để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo giữa các khu.
-
Quy định về hóa chất:
Lựa chọn hóa chất tẩy rửa, khử khuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tăng lượng hóa chất tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao. Thay lại nước dung dịch tẩy rửa khác khi bị vẩn đục hoặc tiếp xúc với dịch thể của người bệnh.

Tần suất làm sạch
Dựa trên mức độ và phạm vi tiếp xúc của bề mặt mà ta có các quy định chung về tần suất làm sạch ở phòng khám, cụ thể:
- Những bề mặt có sự tiếp xúc thường xuyên: Thường cần được làm sạch ít nhất 1 lần/ ngày.
- Những khu vực chăm sóc và điều trị thông thường: Được làm sạch với tần suất 2 lần/ ngày.
- Khu vực vô khuẩn: Có tần suất làm sạch nhiều hơn tùy thuộc vào số lượng người bệnh tại khu vực này của phòng khám đó.
- Khu vực có dịch thể tràn ra bề mặt: Theo quy định, các vệt máu, nước tiểu, dịch tiết, chất nôn phải làm vệ sinh ngay khi bị bẩn.

Người thực hiện vệ sinh phòng khám
- Với bề mặt thông thường: Người thực hiện có thể là nhân viên công ty vệ sinh công nghiệp hoặc hộ lý của phòng khám.
- Với các dụng cụ, thiết bị y tế: Điều dưỡng viên chịu trách nhiệm làm sạch bề mặt của thiết bị này.
Tuy nhiên, bất cứ ai thực hiện công việc dọn vệ sinh phòng khám đúng chuẩn cũng cần phải được đào tạo bài bản. Trong khi thực hiện phải có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của phòng khám. Trên hết, bạn cần phải nắm rõ 6 quy định chung về vệ sinh phòng khám để thực hiện cho đúng. Nhằm đảm bảo cho môi trường phòng khám luôn sạch sẽ. Cũng như góp phần mang lại không gian thoải mái nhất cho người bệnh và đội ngũ cán bộ y tế.

Nếu bạn vẫn chưa thể lựa chọn được cho mình một đơn vị vệ sinh phòng khám uy tín. Hãy liên hệ ngay đến Tâm Sinh Phú để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận tâm. Chắc chắn chúng tôi sẽ mang lại cho bạn những dịch vụ làm sạch chuyên nghiệp nhất, hiệu quả nhất.
————————————————————————————————–
Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ về:
CÔNG TY TNHH TÂM SINH PHÚ
Địa Chỉ: Lầu 9, Tòa nhà Viễn Đông, Số 14 Phan Tôn, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Điện Thoại: 096 163 7611
Fax: 08 3984 9997