Công việc vệ sinh phòng khám bao gồm những gì? 

Có thể thấy rằng, phòng khám có mức độ ô nhiễm rất cao. Vì tại đây có nhiều bệnh nhân ra vào khám chữa bệnh. Do đó, nhu cầu vệ sinh phòng khám tại mỗi khu vực là khác nhau. Và cần phải được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng với quy trình và tiêu chuẩn riêng. Tuy nhiên, công việc vệ sinh phòng khám bao gồm những gì? Lại ít ai biết được cụ thể ra sao. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Mời bạn tham khảo!

Thực hiện vệ sinh phòng khám bao gồm những công việc như sau

Vệ sinh ngoại cảnh

Vệ sinh ngoại cảnh là một hạng mục không thể thiếu của dịch vụ ve sinh phong kham. Nó góp phần mang lại cảnh quan sạch đẹp cho khu vực bên ngoài phòng khám. Giúp tạo ấn tượng tốt với các bệnh nhân đến thăm khám và điều trị. Các khu vực ngoại cảnh cần vệ sinh bao gồm:

  • Sân vườn: Quét dọn và thu gom rác thải, cắt tỉa cây cảnh, lau chùi ghế đá.
  • Hành lang: Lau chùi hành lang, lối đi.
  • Cầu thang: Quét dọn bụi bẩn ở các bậc cầu thang, lau chùi tay vịn.
  • Nhà vệ sinh chung: Làm sạch bồn cầu, sàn nhà vệ sinh, lau chùi bồn rửa tay. Lau sạch gương soi, thu gom giấy vệ sinh đã qua sử dụng. Ngoài ra, còn bổ sung thêm nước rửa tay và giấy vệ sinh mới.
vệ sinh công nghiệp tại đà lạt
Vệ sinh phòng khám bao gồm những gì? Và việc ngoại sinh ngoại cảnh luôn được nhắc đến đầu tiên.

Vệ sinh khu buồng bệnh

Buồng bệnh là nơi tập trung nhiều tác nhân gây ô nhiễm bề mặt. Khi nhắc đến ve sinh phong kham gom nhung gi? Chắc chắn khu vực này luôn được ưu tiên có trong danh sách cần làm sạch. Chính vì vậy, việc vệ sinh khu vực này là một trong những công việc quan trọng nhất. Vệ sinh khu buồng bệnh sẽ bao gồm các công việc như sau:

  • Vệ sinh khi có người bệnh: 

Nhân viên vệ sinh tiến hành vệ sinh giường, bàn ghế, đệm cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện thao tác phải diễn ra nhẹ nhàng. Tránh ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng của người bệnh.

  • Vệ sinh buồng bệnh khi kết thúc sử dụng: 

Được tiến hành khi người bệnh ra viện, chuyển khoa, hoặc tử vong. Nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ buồng bệnh. Sau đó khử khuẩn kỹ lưỡng trước khi đón tiếp người bệnh tiếp theo.

Khi thực hiện vệ sinh phòng khám nhất quyết không thể thiếu vệ sinh buồng bệnh.
  • Vệ sinh phòng tắm (phòng vệ sinh) của người bệnh: 

Vệ sinh bồn cầu bồn tiểu, vệ sinh ống thoát nước trên sàn. Cọ rửa bồn rửa tay, lau chùi gương soi, thu gom rác thải và bổ sung các vật dụng còn thiếu. Cuối cùng là khử khuẩn và xịt thơm.

Vệ sinh thiết bị chuyên dụng trong bệnh viện

Dụng cụ khám chữa bệnh thường ẩn chứa rất nhiều vi rút vi khuẩn gây hại. Vì thế, để tránh lan truyền bệnh dịch trên diện rộng. Tất cả các thiết bị/dụng cụ y tế đều phải được làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn theo đúng quy định.

  • Thiết bị thông thường sử dụng cho người bệnh: 

Là các thiết bị như ống nghe, dụng cụ hô hấp, dụng cụ nội soi,… Trước khi tiến hành vệ sinh, nhân viên phải phân loại dụng cụ theo mức độ tiếp xúc. Để từ đó có cách khử khuẩn và tiệt trùng phù hợp.

  • Thiết bị điện, điện tử: 

Máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy nội soi, máy thở,… phải được làm sạch và khử khuẩn thường xuyên.

  • Máy sản xuất đá ướp lạnh: 

Là dụng cụ sản xuất đá phục vụ cho việc bảo quản tế bào và kết quả xét nghiệm. Máy sản xuất đá ướp cần được vệ sinh làm sạch định kỳ. Đảm bảo cho máy vận hành ổn định, trơn tru.

Việc vệ sinh các thiết bị y tế thường xuyên giúp hiệu quả hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh được tốt hơn.

Vệ sinh phòng sinh hoạt chung

Vệ sinh phòng khám bao gồm những gì? vệ sinh phòng sinh hoạt chung có quan trọng không? Đây là nơi các bác sĩ nghỉ ngơi, giao ca, họp nội bộ. Môi trường này cần được đảm bảo không gian làm việc sạch sẽ cho đội ngũ y bác sĩ. Do đó, nhân viên vệ sinh phải tiến hành làm sạch khu vực này tần suất tối thiểu 2 lần/ngày.

Vệ sinh chăm sóc thiết bị sử dụng nước chữa bệnh

Các thiết bị sử dụng nước để chữa bệnh bao gồm máy bơm truyền dịch, máy bơm thuốc giảm đau,… Cũng cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Và đây là một trong những công việc quan trong khi thực hiện dịch vụ vệ sinh phòng khám. Trong quá trình sử dụng hóa chất lỏng để lau chùi các thiết bị này. Nhân viên vệ sinh phải chú ý chỉ lau bằng khăn ẩm. Sau đó lau lại với khăn khô, tránh đổ hóa chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt thiết bị. Điều này sẽ dẫn đến cháy, hỏng hóc hoặc hư hại nặng.

Công việc vệ sinh phòng khám đòi hỏi nhân viên thực hiện cần phải được đào tạo chuyên nghiệp. Và có kiến thức cơ bản về vệ sinh trong môi trường y tế. 

Vệ sinh thiết bị di chuyển trong bệnh viện

Các thiết bị di chuyển trong bệnh viện bao gồm: Cáng, xe lăn, xe đẩy người bệnh, xe cứu thương,…

  • Đối với xe lăn, xe đẩy người bệnh:

Các nhân viên vệ sinh sẽ làm sạch và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng xong. Trong trường hợp trên thiết bị có dính máu hoặc dịch tiết. Nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành xử lý vết bẩn ngay lập tức.

  • Đối với xe cứu thương:

Đây là loại xe đặc biệt, chuyên chở người bệnh. Do đó, cần phải được làm vệ sinh và khử khuẩn định kỳ sau mỗi lần vận chuyển bệnh nhân.

Vệ sinh phòng vô khuẩn, phẫu thuật

Phòng vô khuẩn và phẫu thuật là hai khu vực quan trọng trong phòng khám. Và là việc mà khi nhắc đến vệ sinh phòng khám bao gồm những gì không thể bỏ sót. Đòi hỏi việc vệ sinh phải diễn ra nghiêm ngặt và khắt khe nhất. Khi vệ sinh khu vực này, nhân viên vệ sinh cần chú ý mang phương tiện phòng hộ cá nhân đầy đủ. Quá trình vệ sinh phòng phẫu thuật sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính:

  • Trước ca phẫu thuật đầu tiên: 

Khử khuẩn các dụng cụ cần cho phẫu thuật như: Đèn, máy móc trang thiết bị trên cao, bàn mổ, dụng cụ mổ,… và sàn nhà.

  • Giữa hai ca phẫu thuật: 

Loại bỏ và khử khuẩn máu dịch tiết, các trang thiết bị phục vụ cho ca mổ, bàn mổ. Và các vùng xung quanh bàn mổ với bán kính 1,5 m bao gồm cả tường nhà.

  • Kết thúc ca phẫu thuật cuối cùng trong ngày: 

Loại bỏ và khử khuẩn các vết máu, dịch tiết. Sau đó khử khuẩn đèn trần, bề mặt máy móc phẫu thuật, bàn mổ… tường và sàn nhà.

Phòng phẫu thuật là một môi trường khác đặc biệt. Do đó, công tác vệ sinh tại đây cần được chú trọng thực hiện kỹ lượng. Đảm bảo không được có sai sót.

Mời bạn tìm hiểu thêm: Những quy định khi dọn vệ sinh phòng khám 

Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ vệ sinh phòng khám bao gồm những gì? Ngoài ra, nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp khác,có thể liên hệ với Tâm Sinh Phú. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và các trang thiết bị hiện đại. Đảm bảo sẽ làm hài lòng Quý khách hàng bằng những dịch vụ hoàn hảo nhất.

YÊU CẦU BÁO GIÁ

————————————————————————————————–

Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ về:

CÔNG TY TNHH TÂM SINH PHÚ

Địa Chỉ: Lầu 9, Tòa nhà Viễn Đông, Số 14 Phan Tôn, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Điện Thoại: 096 163 7611

Fax: 08 3984 9997

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat With Me on Zalo